Thứ Tư, 30 tháng 3, 2011

Miền gái đẹp?- những tuyệt sắc trong huyền thoại và sự thật

Kỳ I Cuộc thi người đẹp đầu tiên
Thanh Hải- Phạm Cường

Không có ý định coi chuyến ngược xứ Tuyên vào những này cuối đông là một tour Lương Tâm, ?onghĩa là đến những nơi mà bất cứ ai là người Việt đều không thể không đến? như tâm sự chếnh choáng của lãng tử văn nhân Hoàng Phú Ngọc Tường, nhưng những câu viết mờ ảo như sương khói dòng Lô cùng với tiếng thở dài đầy luyến tiếc mà mãn nguyện của ông (một người quá am tường và rất biết cách níu giữ cái sự mê đắm những áng ?osắc nước hương trời? về ?obáu vật của đời? ở vùng trung du nghèo khó này, đã ?odẫn dụ? chúng tôi bỏ cả mươi ngày phép lang thang giữa ?omiền gái đẹp? để đi tìm cây hỏi: Câu thành ngữ ?ochè Thái, gái Tuyên? xuất hiện từ bao giờ? Xưa kia, mảnh đất bé nhỏ, xa xôi và nghèo khó này có sản sinh được những giai nhân tuyệt sắc?

Không có dòng nào, kể cả ghi chép mơ hồ, về bóng dáng những người đẹp hay một cuộc thi người đẹp ở Tuyên Quang từ những năm đầu thế kỷ 20. Chỉ còn có thể bám vào ký ức của các vị cao niên sinh ra và lớn lên ở đất này. Dò dẫm tìm số nhà,, gõ cửa mãi để rồi buộc phải đưa ra một kết luận nản lòng: Những người già tường chuyện cũ còn quá ít, họ đã khuất bóng hoặc chuyển đi sinh sống ở phương xa, người khác thì đã lẫn. Khi cái chân đã mệt, cái đầu đã mỏi thì may sao cũng gặp được một vài vạt nắng chiều thành Tuyên còn phảng phất hơi ấm ký ức xa xưa.

Với dăm ba lời mách như đinh đóng cột rằng, cả thị xã này, chỉ duy nhất một người sinh ra và lớn lên ở Tuyên Quang, có thể ?oquay chậm lại những thước phim? quá vãng, chúng tôi tìm đến nhà thơ Đinh Tần. Ông Tần không vắng nhà, nhưng cái tuổi cửu tuần làm cho ông không nhớ được một chút gì, ngoại trừ câu giới thiệu yếu ớt: ?~Hỏi chủ Diệp ấy, tôi mệt lắm??. Trong ngôi nhà nhỏ nằm đĩnh đạc trên đỉnh đồi, nhà văn Đinh Công Diệp- Hội viên Hội Văn học Nghệ thuât Tuyên Quang lim dim đôi mắt, bình thản đưa ra một lời khẳng định làm rơi vỡ đi khá nhiều sự háo hức của những kẻ muốn lần tìm huyền thoại: ?oTôi không tìm hiểu sâu, nhưng câu thành ngữ ca tụng này chỉ mới xuất hiện khoảng mươi năm trở lại đây khi Nguyễn Minh Phương và Tô Hương Lan liên tiếp đạt danh hiệu Á hậu báo Tiền Phong (1992, 1994). Trước đó tôi có nghe thấy bao giờ đâu?.

Theo đường chỉ của mũi tên vẽ trong tờ giấy mà ông Diệp giúi cho lúc chia tay, chúng tôi gõ cửa nhà cụ Nghiêm, 86 tuổi, công tác tại Ty Công an Tuyên Quang từ những ngày đầu thành lập. Cười rung đám lông mày bạc trắng, cụ Nghiêm an ủi chúng tôi hệt như một gã trai xa quê lâu năm háo hức về làng nhưng hoá ra không còn ai thân thuộc nữa: ?oNgười ngoài cử tưởng lâu chứ kỳ thực câu này xuất hiện sớm nhất cũng chỉ vào những năm 60 của thế kỷ 20, vì lúc ấy chè Tân Cương- Thái Nguyên mới vang danh. Tôi ở đây đã nhiều năm nhưng trước đấy cũng không có cuộc thi người đẹp nào được mở. Trước kia xứ này heo hút lắm, lấy đâu ra tuyệt thế giai nhân:.

Đã thở dài, đã định loang quanh tìm một đề tài khác để khỏi lãng phí chuyến đi, thì lớ quớ thế nào lại gặp được một cư dân không trộn lẫn được của Tuyên Quang- nghệ sĩ guitare Nguyễn Văn Dậu. Người đàn ông ngấp nghé bảy mươi, có nửa dòng máu Việt nhưng mang vẻ ngoài đặc sệt một công dân Ấn Độ này, được gọi âu yếm là ?ongười chơi đàn thành Tuyên?, vẫn còn nhớ quang cảnh của cái đêm cách đây hơn sáu chục năm về trước: ?oNăm đo là khoảng 1943? ở bãi đất rộng chỗ Nhà Văn hoá bây giờ, người ta dựng một sân khấu gỗ, bà con kéo đến rất đông. Trong tiếng loa oang oang, các cô gái đẹp đi đi lại lại biểu diễn. Vẫn còn ngượng nghịu lắm. Lúc chờ ban giám khảo chấm điểm, cũng tổ chức hát hò và chơi vài trò vui. Cuối cùng cô gái tên là Tình, người dân tộc Thái, rất đẹp, đoạt hoa khôi. Hồi đó tôi còn nhỏ quá, xem xong chạy đi chơi, chả nhớ gì thêm nữa. Đó là cuộc thi người đẹp duy nhất ở Tuyên mà tôi biết từ thời kỳ trước?. Nói xong ông Dậu im lặng, ôm đàn dạo một khúc cổ điển. Đẹp và buồn! Nghe mà thầm nghĩ lỡ mà mai đây, khuyết đi những ký ức sống này, bao nhiêu câu chuyện về cái Đẹp một thời, ?obáu vật? tình thần ở xứ Tuyên, sẽ neo giữ vào đâu?

* á hậu (thứ nhất ) Việt Nam 1994 Tô Hương Lan - từng được học sinh trường PTTH Tân Trào những năm 193 - 1994 khen là đẹp như Tuyên. Ảnh: Tô Hương Lan cung cấp
KỲ II: HẠ ?oNHÀ MÁY CHÉM? VÀ TIỆM TẠP HOÁ PHONG TÌNH? Ơ CÂY ĐA NƯỚC CHẢY.

?oNếu ai muốn biết gái Tuyên ngày trước đẹp xấu thế nào hãy đến gặp chủ hiệu ảnh Đan Lai và nhiếp ảnh gia Hải Hà. Ông chủ Đan Lai- hiệu ảnh nổi tiếng nhất Tuyên từ hồi Pháp thuộc, thì đã khuất núi lầu rồi, con cháu về Hà Nội hết, còn ông Hải Hà thì vừa bị tai biến mạch máu não?- một giáo viên trường cấp III hé cho tôi thông tin não nề như vậy. Thôi thì cứ đi, biết đâu? Thật mừng, giữa con dốc cao nhất của thị xã Tuyên Quang, trong ngôi nhà nằm lặng lẽ dưới tán lá bàng, ông già 78 tuổi, giọng vẫn còn un sau cơn bạo bệnh, nhưng trí óc vẫn còn minh mẫn tuyệt vời quay sang bà Hải Hà, mắt hấp háy những tia lân tinh: ?oĐời tớ khốn khổ vì bà ấy. Tờ là dân Hà Nội gốc, cầm theo máy ảnh lên đây kháng chiến, gặp bùa mê thuốc lý mười chín đôi mươi, quên mất cả đường về. Giờ bà con, anh em đều ở Hàng Đường cả. Cũng chỉ tại mình vì bệnh nghề nghiệp: Mê gái đẹp! Mà cũng đúng thôi, làm nhiếp ảnh không tăm được gái đẹp thì còn ra các gì!? Người phụ nữ gốc Tuyên tuổi gần thất thập, da trắng hồng, khuôn mặt trái xoan đẹp như tranh Phục hưng đỏ lên vì sung sướng, bối rối nhìn chúng tôi bào chữa: ?oThì ngày trước xứ này heo hút ít người. họ cứ tôn mình là hoa khối thế thôi, vả lại chồng nào chắng nghĩ nhất vợ nhì giời?. Ông chồng cười mãn nguyện: ?oTính bà nó nhà tỡ cẫn nền nã vậy, còn công bằng mà nói nếu chỉ tính riêng phần sắc, thì hồi đó chẳng ai bằng Hạ ?oNhà máy chém!?.

Cứ theo cái sự háo hức của ông Hải Hà, thì lớp người đi trước ở Tuyên, nếu ai không biết mặt và dăm ba câu chuyện về mỹ nhân này, thì đó là một chuyện? hoang đường.

?oĐẹp nhưng mà tình ghê lắm. Ngay hồi còn đi học, ba người nổi tiếng tren Tuyên lúc bấy giờ, một là hiệu trưởng giỏi ở trường cấp III, một là bác sĩ, người thứ ba là chỉ huy oai nghiêm của một đơn vị đã suýt đổ máu thật sự vì muốn có được nàng, nhưng may sao người còn nguyên vẹn. Khi khu Việt Bắc được thành lập, chỗ Cây Đa Nước Chảy (địa danh thời kháng chiến, bây giờ gần chỗ rẽ từ Tuyên Quang sang Yên Bái) mọc lên một tiệm tạp hoá to nhất thị xã. Giữa màu xanh, màu gụ của trang phục bộ đội, dân công, cô bán hàng vận áo dài hoa hoặc váy đầm trắng rờ rỡ đến nhức mắt lượn qua, lượn lại giữa các sạp hàng, đã tạo nên sự ngưng đọng bất thường giữa không khí thời chiến. Khuôn mặt đẹp như ngọc, mắt lúng liếng sắc hơn cật nứa rừng nhìn tựa nam châm hút khách qua đường. Hàng bán chạy như tôm tươi nhờ chiêu tiếp thị có một không hai: Bất kỳ ai đến mua đều được cô chủ quán căng đầy đôi tám cầm tay dắt vào tận sạp. Nghe anh em thì thầm to nhỏ nên tớ cũng đã vào đấy mua quần áo và nếu khoái thì trêu chọc chơi. Mới đến gõ cửa, Hạ nhẹ nhàng cầm tay, dắt vào chọn áo, tự tay mặc áo mới cho tớ, bàn tay búp măng mềm mại vuốt dọc lưng khách để xoa đi những nếp nhăn. Rồi lại cầm tay kép đến trước gương cho nhiìn, cho ngắm. Thích rợn người! Nhưng đúng là ?oNhà máy chém? thật. Bán đắt kinh khủng. Thế mà khách cứ lao vào nườm nượp?.

Dừng lại chiêu chén trà, ông Hải gõ gõ tay vào đầu: ?oHồi ấy bà Liên nhà tớ cũng phải đến 6-7 người theo đuổi. Còn cái cô Hạ kia thì không đếm hết. Có một dạo, nàng tình nguyện xung phong đi dân công. Cũng trèo đèo, lội suối lên Yên Bái, qua Nghĩa Lộ, sang tận Điện Biên. Thế là bao trai trẻ đua nhau nộp đơn theo. Đang phục vụ chiến dịch mà rất nhiều bộ đội, dân công lén rủ nhau đi xem mặt ?oĐát Kỷ kháng chiến?. Thế rồi sau đó tớ nghe cô ta lấy một tay Hoa kiều gần khách sạn Kim Liên (Hà Nội). Công việc kháng chiến bề bộn, cũng quên đi. Từ đó đến nay tớ chưa gặp lại lần nào, chả biết người còn hay mất. Các anh chịu khó đến chỗ này, may ra lượt lặt được một chút thông tin nữa. Già rồi đầu óc kẽo kẹt lắm?. Trước khi chúng tôi ra cửa, nhà nhíp ảnh chống ba toong đứng dậy, hạ giọng: ?oCác anh cứ hình dung rằng, các cô hoa hậu bây giờ so về sắc còn thua xa người ấy?.

Được gợi đúng niềm ký ức, cựu Trưởng công an thị xã Tuyên Quang Lê Phan Nghĩa cười rổn rảng, nụ cười mạnh mẽ hiếm thấy ở các ông già tuổi 79, vào đề ngay mà không cần hỏi chúng tôi là ai, tìm hiều nhằm mục đích gì: ?oKhông phải mình vợ ông Hải Hà là hoa khôi đâu nhé, bà nhà tôi cũng đẹp có tiếng thời ấy. Nhưng rốt cuộc không so được với cô Hạ Bảo Khuê (Bảo Khuê là tên anh trai của Hạ). Đẹp!? Nhiều anh tôi biết, suốt ngày ngơ ngẩn làm thơ tặng cô này. Con nhà giầu, lại xinh, nên kiêu kỳ lắm. Nói tiếng Pháp giỏi, đánh pinh-tông (bóng bàn) cũng giỏi. Thế mà không hiểu sao cuối cùng lại lấy phải anh chuyên đi buôn chuyến bằng xe thồ nghèo hèn lắm. Từ bấy đến giờ biệt tích. Anh thử ghé qua chân cầu Nông Tiến hỏi xem, tôi nghe con cháy nhà Bảo Khuê vẫn còn người ở đó. À, mà tiện thì ghé luôn qua nhà bà Huyền- cựu Bí thư thị uỷ Tuyên Quang, bà ấy hoạt động ở đây nhiều, có thể nắm được các chi tiết khác?.

?oThời ấy xứ này có hai đặc sản. Một là Phở Dơi. Bát phở to, những miếng thịt cũng lừng lựng cườm tay, ăn đến đâu biết đến đấy. Chưa nếm Phở Dơi, coi như chưa lên Tuyên Quang. ?oĐặc sản? thứ hai chính là Hạ ?oNhà máy chém?. Nổi tiếng đến nỗi, ai lên đây cũng hỏi nhau nửa đùa nửa thật: Đã đến ?oNhà máy chém? chưa? Rầm rì một thời gian rồi thôi bởi sau đó hình như cô Hạ theo chồng về Hà Nội. Nếu còn thì giờ người ấy cũng đã xấp xỉ 80?.- Bà Huyền cũng chỉ biết đến vậy- ?oNhiệm vụ cách mạng bộn bề, thì giờ đâu mà để ý những chuyện tiểu tư sản ấy?.

Địa chỉ cuối chúng tôi tìm đến để mong phác hoạ được một cách chi tiết nhất chân dung về người đàn bà đẹp là nhà một lão thành cách mạng, cựu Chủ nhiệm Uỷ ban Thanh tra tỉnh. Ông Lương Hải Bằng không phải là người gốc Tuyên Quang nhưng đã gắn bó với đất này ngay lúc sinh ra, từ 85 năm trước. Ông Bằng kể: ?oNgày trước đẹp thì có cô Hoàng Thị Sâm- Uỷ viên Uỷ ban Hành chính tỉnh. Cô này đã từng được chọn tham gia cuộc thi người đẹp Tuyên Quang do Pháp tổ chức khoảng năm 1940, 1941 (có lẽ đây chính là cuộc thi mà ông Dậu đã nhắc tới)?. ?oThế Hạ nhà Bảo Khuê thì sao??. ?oCó một cô nữa về sắc cũng rất được nhưng sau đi theo Tây, các anh chả cần biết tên làm gì. Tôi cho rằng đẹp là phải vừa đẹp người, vừa có phẩm hạnh. Lẳng lơ thì đẹp nỗi gì!?.

Hơn sáu mươi năm, người còn người mất, thời gian và không gian cũng đủ làm những giai thoại được bồi đắp nhiều lớp lang, chuyện thật hoá thành huyền thoại, hư ảo. Chỉ một người có thể kiểm chứng tốt hơn cả rằng những thông tin ấy thật đến đâu, đó là nhân vật chính trong câu chuyện của chúng ta. May mắn thay, sau hàng chục lần dò hỏi, nhiều chục cú điện thoại, cuối cùng trong một ngõ nhỏ bụi bặm của con phố nhỏ Trần Cao Vân (Hà Nội), chúng tôi đã được diện kiến cô chủ tiệm tạp hoá nổi tiếng năm nào?

* Bà Ánh Hạ năm 40 tuổi. Ảnh: Bà Ánh Hạ cung cấp
Kỳ III: Người con dâu hụt của Vua Mèo và mối tình ?onhư trong phim? với chàng công tử Hà thành.

Ngồi trước tôi, giữa đống quần áo hàng thùng nhầu nhĩ lộn xộn trong căn phòng chật chội, là một bà lão nhỏ thó. Cảm giác đầu tiên khi nhìn người đàn bà này là ấn tượng về sự không đong đếm được của thời gian. Những lộng lẫy thuở nào giờ rón rén thu mình vào một vài nét kín đáo trên gương mặt: Lan da mịn màng như thể năm mươi năm nữa cái tuổi 73 mới lò dò đến: hàm răng đều như hạt na vẫn loá trắng mỗi khi cười; mi đã sùm sụp vì tuổi tác, nhưng đôi mắt dài vẫn đen và ướt- nhất là khi và Hạ cười giòn tan đưa chúng tôi xem những tấm ảnh ngày xưa được bọc cẩn thận trong nhiều túi nilon nhỏ. Những bức ảnh không đầy đủ các thời kỳ, lại đã ố màu năm tháng, nhưng lại có thể thấy rất rõ điều hiển nhiên: nhan sắc là thứ khó có thể che lấp. Người trong ảnh vẫn cứ căng tròn, rờ rỡ như một bông hoa rừng nở sớm không muốn đợi mùa.

Là con thứ sáu trong một gia đình có 10 người con của ông bà tư sản Nguyễn Đình Khoát- Đỗ Thị Lan giàu có tiếng ở đất Tuyên Quang, nên Nguyễn Ánh Hạ (Hạ Bảo Khuê) hầu như thạo tất cả các nghề chơi mà các tiểu thư khuê các thị thành tầng lớp cao thời Âu hoá đều phải biết: bóng bàn, khiêu vũ, ca hát, thậm chí cả? cưỡi ngựa và lái ô tô. Cộng thêm ?omón? tiếng Pháp trôi chảy và biết nữ công gia chánh, Nguyễn tiểu thư trở thành một hiện tượng lạ ở cái nơi mà, thời bấy giờ, theo quan niệm của số đông, ngay cả chuyện khiêu vũ cũng giống như một trò rửng mỡ và điên loạn. Mà đã là ?ohiện tượng lạ?, ắt phải đông người để ý, và dĩ nhiên khiến không ít phong lưu công tử hồn xiêu phách lạc. Học xong Ecole Primaire des filles ở Tuyên, Hạ xuôi về Hà Nội nhập trường Saint Marie. Được hai năm, kháng chiến toàn quốc bùng nổ, tiểu thư nhà Bảo Khuê ngược Tuyên, cùng gia đình tản cư kháng chiến. Bỏ lại 15 gian nhà gạch đường bệ ở phố Tam Cờ, Cầu Gồ- thị xã Tuyên Quang, Hạ lui về bán hàng xén ở Cây Đa Nước Chảy. Những câu chuyện về cô, tưởng chừng đã lắng xuống bởi những bồn bề thời chiến, một lần nữa lại sống dậy háo hức?

Người đàn bà gật đầu, giọng vút lên: ?oHồi đó tôi đẹp lắm! Đương tuổi dậy thì, nhìn vào gương cứ muốn cười thật to cho thoả sung sướng hãnh diện. Cài gì cũng tròn, cũng căng, cũng phơi phới, cũng rạng rỡ. Nhiều người hẹn hò, tặng thơ tình và tán tỉnh lắm, nhưng chẳng có ai vừa ý. Ngay cả ông thầy dạy học thêm cũng mê tôi như điếu đổ. Ông ấy cũng chính là một trong 3 nhân vật của vụ bắn nhau giành người đẹp tại sân nhà tôi. Giờ ông ấy vần còn nhưng phải nằm liệt giường. Nổi tiếng lắm, đài báo nhắc đến luôn, năm ngoái, lúc còn khoẻ mạnh vẫn hay điện thoại thăm hỏi tôi. Còn hai người kia bặt tin từ độ ấy đến bây giờ. Sau vụ đó tôi sợ, không muốn chơi với người nào nữa?. ?oNghe nói, nếu Vua Mèo Vương Chí Sình đống ý thì bà đã là con dâu quý của ông ta??. ?oNgười không đồng ý chính là tôi. Hồi đó, tôi thích ngao du như con trai, thế là anh tôi mua ngựa để hai anh em lên cao nguyên Đồng Văn du hí. Mấy ngày ở trên đó cũng đủ làm cho ?othái tử? Vương Quỳnh Sơn không muốn xa tôi nửa bước, thiết tha xin tôi gia nhập Vương tộc. Là người không thích bị bó chặt trong các khuôn mẫu, tôi từ chối và lén trở về Tuyên một buổi mờ sáng?. ?oTừ chối làm Vương phi để rồi quay quắt thế nào bà lại rơi vào cuộc đời một lái buôn xe thồ rách nát??. ?oAnh xe thồ mà thiên hạ đồn đại là con một ? tư bản bậc trung nhất Hà thành. Hồi đó, riêng anh ấy được sở hữu mấy khu nhà đất rộng mênh mông chạy dài dọc một phần tư đường Lê Duẩn bây giờ. Chẳng hiểu sao người như thế lại bị thiên hạ biến thành anh xe thồ buôn chuyến. Chuyện anh ấy theo đuổi tôi nghe thì tưởng như chỉ có trên phim ảnh. Năm 1954, tôi xuống Hà Nội, đang tha thẩn dao quanh Hồ Gươm, thì gặp một người cao lớn, tóc bồng bềnh, mặt đẹp như tạc. Cũng chưa có xao xuyến gì, nên chiều ấy, tôi ngược Tuyên. Bước xuống thềm, ngoảnh lại, vẫn thấy gương mặt ấy theo ngay sau gáy. Hỏi sao lại thế, thì được trả lời tỉnh không: Tuyên Quang xa quá, về với tôi Hà Nội cho gần. Thế là đổ! Cùng năm cưới luôn. Hạnh phúc lắm!? Đưa tay chỉ lên người đàn ông có gương mặt cực kỳ thanh tú trên bàn thờ, bà Hạ thấp giọng: ?oÔng ấy mất đã được bốn năm, giờ đâm buồn. Cũng may, con cái lớn khôn cả?.

Bà có 4 mặt con. Cậu con trai hiện định cư và hành nghề bác sĩ tại Australia, 3 cô con gái đều được hưởng nét kiều diễm của mẹ và tài buôn bán của cha nên cô nào cũng nhà ngang quán dọc tại Hàng Ngang, Hàng Đào. Người đàn bà của thuở trước suốt ngày chỉ quẩn quanh trong nhà vì không muốn làm phiền con cái, tiễn chúng tôi ra cửa bằng một bài hát tiếng Pháp rất nhộn: ?oVui lại trại lửa hồng?. Giọng còn ?osuya? và tình lắm! Thời gian, suy cho cùng, rõ ràng vẫn là thứ không thể đong đếm được.
* Bà Ánh Hạ năm 17 tuổi. Ảnh: Bà Ánh Hạ cung cấp
Kỳ IV: CÔ ĐÁNH MÁY UỶ BAN KẾ HOẠCH VÀ GIAI THOẠI ?oCẦM TAY NGƯỜI ĐÃ MẤT?

Khi những câu chuyện về Hạ Bảo Khuê đã lùi dần vào góc khuất đời sống sau chiến tranh, có một áng nhan sắc khác làm người Tuyên phải trầm trồ trong một thời gian dài, đó là bà Bình- nhân viên đánh máy chữ ở Uỷ ban Kế hoạch tỉnh. Một hồng nhan bạc mệnh. Bà Bình mất vì bệnh tật ở tuổi hồi xuân khi vừa tròn 40 tuổi. Mấy chục năm chạy lụt liên miên, con cái không còn lưu giữ được một tấm hình nào cất giữ lại cái dáng vẻ trời trao ấy. Theo trí nhớ của nhiều nhân chứng, những năm bao cấp thiếu thốn, phải khoai sắn thay cơm, bao người da bung, mắt vàng; rồi cả khi một nách 4 con, kỳ lạ thay, riêng Bình, da dẻ vẫn cứ mơn mởn đến phát ghen. Con gái đầu của bà, họa sĩ Ngọc Anh khi ở tuổi ngoài 40, cũng là một người ?okhông bình thường ?ovề nhan sắc. Họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm từng ký hoạ bằng lời: ?osống động và đằm thắm?. Gương mặt nữ họa sĩ này hời kiêu kỳ; đôi mắt đen thông minh biết cười, mũi dọc dừa, môi đỏ mọng, răng trắng, da trắng, vóc người tròn lẳn? chị giống như được đem ra từ một bức tranh cổ Đông phương. Vẻ thiên kỳ bá mị của người mẹ không được chị ?ovẽ? lại theo cách của một hoạ sĩ, mà bằng câu so sánh ngắn gọn nhưng đầy đủ: ?oNgười ta bảo mình rằng: mẹ mày đẹp 10, mày chỉ được 1. Không tự ái, chỉ tự hào vì mẹ mình quá đẹp?. Những mẩu chuyện về sức quyến rũ và vẻ đẹp của người mẹ hoạ sĩ Ngọc Anh (được sự chứng nhận của nhiều người cùng thời với mĩ nhân) cũng sóng sánh không thua gì giai thoại cô hàng xén nhà Bảo Khuê. Chị kể: ?oMẹ đẹp đến nỗi khi chết vần còn có người nhờ vả nhan sắc của bà. Bà mất, thi thể quản tại nhà xác bệnh viện. Có một ông mê tín nặng, tin rằng ai được cầm tay người đàn bà đẹp vừa chết, thì sẽ gặp rất nhiều may mắn, nên đã lặn lội trong nhà xác xin được mở nắp quan tài để thực hiện mong muốn đó. Ông ta cám ơn gia đình mãi. Một người khác tên là M ở Đoàn kịch Hà Nội cũng nặng tình với mẹ suốt bao năm. Chẳng được mẹ đáp lại, ông lập gia đình nhưng vẫn không nguôi nhớ bà, thỉnh thoảng lên thăm đoàng hoàng. Mấy tháng sau ngày mẹ mấy, ông lên chơi, biết tin, khóc mấy ngày liền, hôm nào cung mua hoa mang ra mộ. Một người nữa tên là Bình, cán bộ hiệu sách huyện Chiêm Hoá cũng yêu bà trong vô vọng. Không lấy được bà, tuyệt vọng, Bình nhắm mắt cưới một bà vợ già. Đau đớn, nhớ nhung khôn nguôi, ít lâu sau Bình rủ một cô gái trẻ chán chồng trốn gia đình và thực tại, lên rừng làm lều ở, mãi không về. Nhưng cuối cùng bà chọn bố. Bố tán tài tử lắm. Bố người Hà Nội, lên kháng chiến, theo đuổi mãi không được, bèn sang bên kia sông, chờ đêm trăng khi người đẹp ra hóng mắt và giặt quần áo, gửi lời tỏ tình theo tiếng sáo réo rắt sang bờ bên này. Lãng tử thế, mẹ xiêu là phải. Mẹ trẻ lâu, lúc gần mất, vẫn tưởng ngoài đôi mươi. Chồng mình hồi đó đến tán tỉnh nhầm mẹ là chị, vì trông bà chỉ già hơn mình tí chút?.

Một trong những câu chuyện được nhiều người biết và kể nhất là cuộc xem mặt đọc nhất vô nhị của Bình và một giai nhân tuyệt sắc ở Hà Giang. Thời điểm Hà Giang và Tuyên Quang sáp nhập, ?otài sản? mà các bên đem ra khoe với nhau là hai mĩ nữ. Ở Tuyên Quang đương nhiên là Bình, còn sát bài của Hà Giang là cô Cúc. Cái sự so sánh đầy hãnh diện và kể cả của hai bên đã làm hai người đàn bà ăn không ngon, ngủ không yên vì không biết rốt cuộc vị trí độc tôn của mình có bị soán mất? Lẽ thường hoa ganh hương, bướm ganh sắc, cuối cùng không thể chịu đựng được sức ép ghê gớm đó hơn một ngày nào nữa, Bình âm thầm bắt xe khách lên Hà Giang để gặp ?ođối thủ? và nàng rất đẹp lòng khi có người trên ấy nói với nàng rằng về sắc thì kẻ tám lạng người nửa cân, nhưng vẻ đằm thắm thì gái Tuyến vẫn có cái gì đó không ai tả hết. Chỉ tội người chồng, biết rằng ?omĩ nhân như thành yếu, dễ chiếm nhưng khó giữ?, lo chốn ấy nhiều người để mắt, nên ngay sớm hôm sau thân chinh lên tận nơi để ?oáp tải? vợ về.

* Bà Bình. Ảnh: Họa sĩ Ngọc Anh (con gái bà Bình) cung cấp
KỲ V: MỸ NHÂN? TAI HOẠ

Ở Chiêm Hoá có một nhân vật mang dung mại rất khác thường, đã nhiều phen làm xiêu đình đổ quán. Người ấy là M.T?, theo sự kể lại của dân cùng thời là một cô gái Tày có mái tóc dài như suối, mỗi khi hong tóc hoặc gội đầu, phải đứng trên một chiếc ghế dài để tóc khỏi chạm đất. Nước da thường thấy ở những người xứ lạnh, thật lạnh, còn mê hồn hơn mái tóc. Một khuôn mặt pha trộn giữa nét ngơ ngác sơn nữ với đôi chút linh lợi, đa tình của người xuôi, thật đẹp nhưng thoạt thấy đã gợi lên vẻ cám dỗ giới tính. Chỉ có điều nhan sắc ấy thương đi kèm với tai hoạ. Người chồng, trong một lần quá sốc bởi tính trăng hoa của vợ, đã chết vì đột quị, nhiều người trong ngành Y thì cho rằng ông bị vỡ tim. Không đi bước nữa nhưng người đàn bà ấy được rất nhiều người coi như vợ. Người Tuyên đều biết chuyện một cán bộ có địa vị và một cán bộ có nhiều tiền ?ongã ngựa?- tiêu tan sự nghiệp bởi nữ nhân này. Mấy năm trước, mỹ nhân tai họa cón có dịp nổi tiếng hơn nữa khi đứng ra lập nhà hàng kinh doanh hương phấn với vai trò vừa là chủ vừa là nhân viên đi khách. Cứ như quan niệm của lão thành cách mạng Hải Bằng, nếu chỉ có nhan sắc không thôi, thì không bao giờ một người đàn bà được tụng ca là đẹp. Biết thế, nhưng sự tò mò về cuộc đời ?oĐiêu Thuyền- Chiêm Hoá? khiến chúng tôi không ghìm chân được. Theo lời mách: ?oCứ đến cạnh nhà máy nước mà hỏi?, của một số người cao tuổi, chúng tôi đến một phường ngoại vi của thị xã Tuyên Quang. Tìm nhà người đàn bà này không khó bởi từ xa mấy cậu thanh niên đã cười hô hố dẫn chúng tôi đến tận nơi. Một cậu còn nháy mắt: ?oHết thời rồi. Các ông cứ đi 800m nữa sang phố kia thì thoải mái, vào đây làm gì?. Căn nhà có mặt tiền chừng 3m, ở ngay mặt con phố bụi bặm. Một tấm biển nhỏ, chữ ?oCà phê- thư giãn? đã bong tróc quá nửa. Thấy có khách, một người phụ nữ chừng 50 tuổi đang ngồi hờ hững tước rau bí trước cửa nhà sốt sắng chạy về giả lả: ?oCần gì thế các em? Uống cà phê, nước hoa quả hay???. Sau khi mau mắn lau bụi phủ đầy trên hai chiếc ghế xếp cũ kỹ, người đàn bà lấy kéo cắt đôi gói cà phê tan và bưng đến cho chúng tôi. Thấy chúng tôi nhìn quanh phòng, người đàn bà bưng ghế lại gần. Sau cái liếc nhanh như cắt của đôi mắt xăm trổ nhiều lần đã chuyển thành mầu đen thẫm, bà ta cười rung thớ thịt dày trên đôi gò má: ?oNếu không thích ngồi ngoài thì vào trong giường này ngồi với chị cho đỡ bụi, chỉ có mỗi chị thôi? Ngại gì! Chị là ? cả phổ này ai chả biết chị??. Chúng tôi giật mình: Thì ra đây chính là nhân vật ?okhét tiếng? chúng tôi cần tìm. Đây mà là giai nhân một thời ư? Mái tóc mây suối giờ chỉ còn lại một túm dầy cắt lưng lửng ngang gáy. Cũng không thể tưởng tượng được cái dáng eo ót thuở nào qua những ngấn thịt đang chen nhau xô lệch như sóng không phân biệt vòng 1-2-3. Dưới mi mắt, hai túi thịt xệ xuống theo một kiểu đặc trưng- tiền đề cho kết luận thông thường: Sự tàn tạ của những gái đứng đường hết thời vì tuổi tác. Thứ duy nhất còn gần như còn nguyên vẹn là làn da? Người đàn bà đột ngột đi đến nhẹ nhàng đặt tay lên vai tôi nói giọng rầu rĩ: ?oĐời chị chẳng ra gì. Có chồng mà như không. Nó ở với chị mấy năm rồi bỏ nhà đi biệt. Chỉ hai mẹ con nương tựa vào nhau! Con gái chị đi học suốt ngày, ở nhà chỉ có mình chị, buồn lắm. Kiếm người trò chuyện cũng khó. Các em ở Hà Nội xuống à, nếu chưa gặp người quen thì cứ ngủ lại đây, chỉ chẳng tính tiền đâu mà ngại?. Thấy không cần chi tiết nào nữa để vẽ chân dung, chúng tôi đứng dậy. Trước khi ném theo câu mời ướt rượt: ?oLúc nào buồn, tới chị nhé?, bà ta không quên móc từ túi ?ongười khách đường xa hiếu sắc? 7 ngàn đồng cho một ly cà phê tan.


Ở Tuyên, vùng đất nổi tiếng sản sinh ra nhiều mỹ nữ nhất là thị xã Tuyên Quang. Thời kháng chiến, ngoài Hạ Bảo Khuê và Bình, phải kể đến nhiều tên tuổi đã khắc dấu vào ký ức những người yêu quý cái đẹp. Đầu tiên là 4 bông hoa cùng một gốc- 4 chị em ruột Thảo, Hiền. Tường, Xây dung diện một chín một mười khiến nhiều đấng mày râu chỉ muốn phân thân thành mấy mảnh (Xây chính là tên cúng cơm của bà Liên- vợ nhíp ảnh gia Hải Hà mà chúng tôi đã kể ở phần trước). Thứ đến là chị em Mai Hiên- Mai Hồ đi đến đâu đều như toả hương đến đó với nét đẹp đằm thắm mà khoẻ mạnh (thời đi dân công, Mai Hồ đã từng vác trên vai gần tạ gạo vượt qua đèo Khau Vát. Cùng thời gian ấy, cách tiệm tạp hoá Cây Đa Nước Chảy của Hạ tiểu thư không xa, có một quán hàng khá nỏi tiếng không phải vì nhiều hàng hoá, mà vì chủ quán, gọi là Quán Ba Cô. Ba thiếu nữ chủ quán: Nghĩa- Thân- Dung, không ruột rà thân thích nhưng giống nhau ở dáng đáy lưng ong, ở cái miệng như hoa hàm tiếu, nét mặt thanh khiết và lới ứng xử nhuần nhị của con nhà gia giáo. Nhiều cái tên khác: Hiền, Ngát, Mai Mỹ? thời bấy giờ, mỗi khi nhắc đến cũng đều khiến không ít người phải nao lòng?

Những năm 60, tại trường PTTH Tân Trào nổi lên hai đoá hoa rực sắc, đó là Tăng Kim Chung và Đinh Liên Hương. Mỗi người một vẻ, Kim Chung chất chứa vẻ dịu dàng, hồn hậu, mong manh- một nét đẹp khiến cho bất cứ đấng mày râu dù yếu ởt đến đâu cũng muồn ưỡn ngực ra để che chở cho người đẹp; còn Liên Hương thì đài các, sang trọng. Và cuộc đời họ cũng rẽ theo hai ngả. Nhan sắc và thông minh đem đến cho Liên Hương? sự ?olên hương? đều đặn cả trong gia đình và sự nghiệp. Từ chỗ chỉ là cô nhân viên hiệu sách huyện bị anh cửa hàng trưởng mê đắm, luôn ngồi kè kè bên cạnh kiểm soát, cấm không cho người đẹp cười và liếc khách mua hàng, cô đã phấn đấu không ngừng để có được vị trí giám đốc thư viện tỉnh trong nhiều năm. Giờ đã nghỉ hưu, ở tuổi 60, ?onàng? có một cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc và dáng vóc lý tưởng của một người phụ nữ tuổi 45, tóc chưa sợi bạc, da chưa thôi min, mắt chưa thôi cười.

Chẳng được suôn sẻ như ý nghĩa tên của mình: Chuông Vàng, cuộc sống gia đình của Kim Chung không mấy hạnh phúc, chồng lại mất sớm. Ngay những người bạn thuở xưa, giờ cũng chẳng biết cô sinh sống ở Phú Thọ hay Sài Gòn, chỉ biết khá lâu rồi chưa thấy bóng hồng trở lại Tuyên?

Có một sự thật đã được kiểm chứng; Cùng với thị xã, huyện Nà Hang cũng là cái nôi hun đúc nên nhiều người đẹp. Ở huyện quê hương của 99 ngọn núi này, có một địa danh đặc biệt: Thượng Lâm. Ngay từ xưa câu ca: ?oMận Hồng Thái, gái Thượng Lâm? đã lan xa khắp xứ. Nhiều phú gia, không quản xa xôi, lặn lội về tận đây tìm vợ. Vùng này, tất cả những người đẹp con nhà quyền quý hay con quan thổ ty đều được xưng tụng là Nàng. Trai tài gái sắc của tầng lớp đó, chủ yếu ở các dòng họ đầy thế lực: Nguyễn Quảng, Nguyến Thế, Ma Thế,? thường được gả cho nhau, môn đăng hộ đối, đời đời kế thừa dung mạo tài tử giai nhân. Một trong những mỹ nhân được nhắc đến nhiều nhất ở đất này là nàng Tố, tên thật là Pắc Cú, dân tộc Tày. Trong xứ, những người nhiều tuổi ít ai không biết câu nói cửa miệng mỗi khi bàn đến cái đẹp: lên Nà Hang mà chưa gặp được nàng Pắc Cú thì coi như chưa đến. Ở tuổi xế chiều, người bạn đời của ông Giám đốc Nhà Văn hoá Trung tâm tỉnh này vẫn giữ được diễm xưa. Chỉ có điều, khi chúng tôi đề nghị được hỏi thêm một vài chi tiết về đoạn đời trước chắc chắn rất nhiều điều lý thú của bà, Pắc Cú thẳng thừng từ chối. Bà có những lý do riêng hoặc như nhận định của một người công tác trong ngành Văn hoá lâu năm ở đất này thì: kín đáo là một đặc tính của phụ nữ Tuyên Quang, nhất là với những lớp người cũ. Ngoài Pắc Cú, cùng thời người ta còn nhắc đến những cái tên sơn nữ: nàng Lệ, ngà Nhót,.. Họ cũng từng vô tình khuấy đảo sự yên tĩnh của vùng quê heo hút này bằng cái hương sắc riêng của mình.
* Khúc sông Lô chảy qua Tuyên Quang. Ảnh: Net
KỲ VI: HOA HẬU TUYÊN QUANG TRÔNG XE BỆNH VIỆN VÀ NGƯỜI MẪU CHÂU Á BÁN CÀ PHÊ
Những năm 90, khi hương rừng mây núi được tôn vinh tại các cuộc thi Hoa hậu toàn quốc, đã có một thời gian, tình cờ gặp được cô gái xưng là người Tuyên, nếu thấy nhan sắc không được mặn mà, thì thất vọng ghê lắm. May mắn thay, thế hệ người đẹp mới vẫn giữ được nét xưa: kiều diễm thanh thoát, đôn hậu, những đã khả uý hơn cũ bởi vóc dáng đã đáp ứng tương đối những tiêu chuẩn về nhân trắc học, Họ là những bông hoa không chỉ nở ở góc rừng: diễn viên điện ảnh Thu Hà, Vũ Mai Huê, Thu Nga, Lệ Hằng, Á hậu báo Tiền Phong 1992 Nguyễn Minh Phương, Á hậu 1994 Tô Hương Lan, chị em người mẫu Thuỷ Hương- Mỹ Hạnh, người mẫu Dương Thanh Chấn, phát thanh viên truyền hình Thu Hiền, Tùng Lâm, người đẹp Lưu Thị Minh Xuân, Ngô Huyền Trang, Nguyễn Lan Hương, Lý Trung Kiên,? Thế nhưng, cũng như một quy luật của nhan sắc, đằng sau ánh hào quang, cuộc đời các người đẹp thời nay cũng không hẳn là con đường rộng rãi và bằng phẳng.

Năm 1998, trong cuộc thi Người đẹp Tuyên Quang, Ban giám khảo không khó khăn gì để lựa chọn hoa khôi giữa một rừng con gái đẹp. Đó là cô học sinh lơp 12 chuyên Văn trường chuyên- Lưu Thị Minh Xuân. Cuộc thi Hoa hậu báo Tiền Phong năm đó, cô đã lọt vào top những người đẹp đêm chung kết. Gương mặt được đánh giá là rất đẹp, các vòng đo đều đặn, nước da lý tưởng, ứng xử thông minh, chủ mõi một ?onhược điểm không thể thương được?, đấy là Xuân chỉ cao 1,65m- chiều cao may ra được linh động ở các cuộc thi người đẹp đầu tiên. Không có giải cao, Xuân về Tuyên trong sự động viên và luyến tiếc của các đàn chị đồng hương đã thành danh như Tô Hương Lan, Nguyễn Minh Phương, Dương Thanh Chấn,? Bước xuống sân khấu, ngay lập tức Xuân phải đối mặt với cuộc sống đời thương đầy nhọc nhằn. Trước kia, khi cô còn tí xíu, người cha đã giũ trách nhiệm, bỏ lại mẹ con cô để sống với một người đàn bà khác. Hai nhân khẩu bám víu vào đồng lương hộ lý bệnh viện Đông y tỉnh, gắng gượng nuôi nhau. Ngay cả khi Xuân đăng quang hoa khôi Tuyên Quang, xuống dự vòng sơ khảo ?oNgười đẹp phía Bắc- Hoa hậu báo Tiền Phong?, cũng không ai biết hoàn cảnh em khó khăn đến thế. Trong khi các người đẹp khác có ?omẫu hậu?, lực lượng cổ động tiền hô hậu ủng, thì Xuân độc lập tác chiến (mẹ con muốn bằng cách này, Xuân có cơ hội thoát khỏi cuộc sống quẩn quanh). Quần áo thương ngày trông bắt mắt cũng không có, nói gì đến đồ dạ hội, mỹ phẩm, giày dép,.. Cô giáo chủ nhiệm phải cho mượn giày, đóng thêm đế cao để Xuân sải những bước dài trong cuộc thi, không quá thua chị kém em. Tô Hương Lan, Nguyễn Minh Phương thương em, người cho mượn áo váy, người giúp trang điểm. Trước ngày thi vừa mệt mỏi, lo lắng, vừa đói (lại không chịu nói với ai) Xuân đã xỉu trên sàn tập, suýt phải bỏ thi. Đợt vào Sài Gòn trong đêm chung kết, không đào đâu ra tiền, hai chú heo đang độ tuổi lớn được tống tiễn làm lộ phí. Tháng 3 năm ấy, mẹ mất vi ung thư, người giúp đỡ mẹ con cô trong những tháng ngày khó khăn nhất cũng ra đi vì căn bệnh quái ác ấy. Mất mát quá lớn khiến Xuân suy sụp. Cô phải nhờ bán chính ngôi nhà hương hoả của mình được 10 triệu đồng để trả nợ và lấy tiền ôn thi đại học. Và điều không thể tránh khỏi đã xảy đến: Tháng chín cùng năm, cô học sinh giỏi nhận được giấy báo trượt đại học. Thương cảm, tỉnh đoàn Tinh Quang nhận Xuân vào làm việc tại Nhà văn hoá thiếu nhi. Á hậu Tô Hương Lan cũng có lời mời Xuân tới làm việc tại của hàng mỹ phẩm của chị tại thị xã. Nhưng Xuân đã từ chối tất cả. Cô nhận làm một việc khiến rất nhiều người biết cô phải bàng hoàng: giữ xe đạp tại nơi trước kia mẹ cô đã công tác là Bệnh viện Đông y. Xuân quyết tồn tại bằng chính sức lao động của mình, đồng thời muốn gặm nhấm niềm cay đắng của một công việc lao động chân tay để có ý chí thoát khỏi nó. Ngày ngày, vừa trông xe, cô vừa miệt mài ôn thi. Thế rồi gần một năm tủi cực cũng qua đi. Kỳ sau, cùng một lúc cô nhận giấy báo đỗ hai trường đại học. Bây giờ vừa học vừa làm, đối với cô sinh viên trường Luật Hà Nội, những tháng ngày cơ cực nhất đã đi qua. Dĩ nhiên, cũng chính vì vậy, nhan sắc người đẹp ngày càng mặn mà, đằm thắm.

Cách ngôi nhà cũ của Xuân không xa có một quán cà phê nằm khép mình sau bức tường cổ kính của Thành Cổ. Đó là cà phê Eagle (đại bàng) của cựu người mẫu Dương Thanh Chấn. Một người bạn bảo tôi rằng: ?oTrông cao sang, đẹp đẽ thế nhưng ?omỗi tội? tóc xoăn. Rất hiếm có người tóc xoăn nào được nhàn hạ và sung sướng?.
* Người mẫu Dương Thanh Chấn và con gái đầu lòng. Ảnh: Dương Thanh Chấn cung cấp
KỲ VI: HOA HẬU TUYÊN QUANG TRÔNG XE BỆNH VIỆN VÀ NGƯỜI MẪU CHÂU Á BÁN CÀ PHÊ
Những năm 90, khi hương rừng mây núi được tôn vinh tại các cuộc thi Hoa hậu toàn quốc, đã có một thời gian, tình cờ gặp được cô gái xưng là người Tuyên, nếu thấy nhan sắc không được mặn mà, thì thất vọng ghê lắm. May mắn thay, thế hệ người đẹp mới vẫn giữ được nét xưa: kiều diễm thanh thoát, đôn hậu, những đã khả uý hơn cũ bởi vóc dáng đã đáp ứng tương đối những tiêu chuẩn về nhân trắc học, Họ là những bông hoa không chỉ nở ở góc rừng: diễn viên điện ảnh Thu Hà, Vũ Mai Huê, Thu Nga, Lệ Hằng, Á hậu báo Tiền Phong 1992 Nguyễn Minh Phương, Á hậu 1994 Tô Hương Lan, chị em người mẫu Thuỷ Hương- Mỹ Hạnh, người mẫu Dương Thanh Chấn, phát thanh viên truyền hình Thu Hiền, Tùng Lâm, người đẹp Lưu Thị Minh Xuân, Ngô Huyền Trang, Nguyễn Lan Hương, Lý Trung Kiên,? Thế nhưng, cũng như một quy luật của nhan sắc, đằng sau ánh hào quang, cuộc đời các người đẹp thời nay cũng không hẳn là con đường rộng rãi và bằng phẳng.

Năm 1998, trong cuộc thi Người đẹp Tuyên Quang, Ban giám khảo không khó khăn gì để lựa chọn hoa khôi giữa một rừng con gái đẹp. Đó là cô học sinh lơp 12 chuyên Văn trường chuyên- Lưu Thị Minh Xuân. Cuộc thi Hoa hậu báo Tiền Phong năm đó, cô đã lọt vào top những người đẹp đêm chung kết. Gương mặt được đánh giá là rất đẹp, các vòng đo đều đặn, nước da lý tưởng, ứng xử thông minh, chủ mõi một ?onhược điểm không thể thương được?, đấy là Xuân chỉ cao 1,65m- chiều cao may ra được linh động ở các cuộc thi người đẹp đầu tiên. Không có giải cao, Xuân về Tuyên trong sự động viên và luyến tiếc của các đàn chị đồng hương đã thành danh như Tô Hương Lan, Nguyễn Minh Phương, Dương Thanh Chấn,? Bước xuống sân khấu, ngay lập tức Xuân phải đối mặt với cuộc sống đời thương đầy nhọc nhằn. Trước kia, khi cô còn tí xíu, người cha đã giũ trách nhiệm, bỏ lại mẹ con cô để sống với một người đàn bà khác. Hai nhân khẩu bám víu vào đồng lương hộ lý bệnh viện Đông y tỉnh, gắng gượng nuôi nhau. Ngay cả khi Xuân đăng quang hoa khôi Tuyên Quang, xuống dự vòng sơ khảo ?oNgười đẹp phía Bắc- Hoa hậu báo Tiền Phong?, cũng không ai biết hoàn cảnh em khó khăn đến thế. Trong khi các người đẹp khác có ?omẫu hậu?, lực lượng cổ động tiền hô hậu ủng, thì Xuân độc lập tác chiến (mẹ con muốn bằng cách này, Xuân có cơ hội thoát khỏi cuộc sống quẩn quanh). Quần áo thương ngày trông bắt mắt cũng không có, nói gì đến đồ dạ hội, mỹ phẩm, giày dép,.. Cô giáo chủ nhiệm phải cho mượn giày, đóng thêm đế cao để Xuân sải những bước dài trong cuộc thi, không quá thua chị kém em. Tô Hương Lan, Nguyễn Minh Phương thương em, người cho mượn áo váy, người giúp trang điểm. Trước ngày thi vừa mệt mỏi, lo lắng, vừa đói (lại không chịu nói với ai) Xuân đã xỉu trên sàn tập, suýt phải bỏ thi. Đợt vào Sài Gòn trong đêm chung kết, không đào đâu ra tiền, hai chú heo đang độ tuổi lớn được tống tiễn làm lộ phí. Tháng 3 năm ấy, mẹ mất vi ung thư, người giúp đỡ mẹ con cô trong những tháng ngày khó khăn nhất cũng ra đi vì căn bệnh quái ác ấy. Mất mát quá lớn khiến Xuân suy sụp. Cô phải nhờ bán chính ngôi nhà hương hoả của mình được 10 triệu đồng để trả nợ và lấy tiền ôn thi đại học. Và điều không thể tránh khỏi đã xảy đến: Tháng chín cùng năm, cô học sinh giỏi nhận được giấy báo trượt đại học. Thương cảm, tỉnh đoàn Tinh Quang nhận Xuân vào làm việc tại Nhà văn hoá thiếu nhi. Á hậu Tô Hương Lan cũng có lời mời Xuân tới làm việc tại của hàng mỹ phẩm của chị tại thị xã. Nhưng Xuân đã từ chối tất cả. Cô nhận làm một việc khiến rất nhiều người biết cô phải bàng hoàng: giữ xe đạp tại nơi trước kia mẹ cô đã công tác là Bệnh viện Đông y. Xuân quyết tồn tại bằng chính sức lao động của mình, đồng thời muốn gặm nhấm niềm cay đắng của một công việc lao động chân tay để có ý chí thoát khỏi nó. Ngày ngày, vừa trông xe, cô vừa miệt mài ôn thi. Thế rồi gần một năm tủi cực cũng qua đi. Kỳ sau, cùng một lúc cô nhận giấy báo đỗ hai trường đại học. Bây giờ vừa học vừa làm, đối với cô sinh viên trường Luật Hà Nội, những tháng ngày cơ cực nhất đã đi qua. Dĩ nhiên, cũng chính vì vậy, nhan sắc người đẹp ngày càng mặn mà, đằm thắm.

Cách ngôi nhà cũ của Xuân không xa có một quán cà phê nằm khép mình sau bức tường cổ kính của Thành Cổ. Đó là cà phê Eagle (đại bàng) của cựu người mẫu Dương Thanh Chấn. Một người bạn bảo tôi rằng: ?oTrông cao sang, đẹp đẽ thế nhưng ?omỗi tội? tóc xoăn. Rất hiếm có người tóc xoăn nào được nhàn hạ và sung sướng?.
* Người mẫu Dương Thanh Chấn và con gái đầu lòng. Ảnh: Dương Thanh Chấn cung cấp
KỲ VII: TUYÊN QUANG MẤT MÙA NHAN SĂC?

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã có lý khi viết rằng: ?oTôi sinh sống ở một trièu sông đẹp, ở đâu có sông nước đẹp thì ở đấy tất có nhiều mỹ nhân. Không cần phải tin vào thuyết phong thuỷ cho lắm, tôi cũng nghĩ rằng ở nơi đâu có ?othế phong thuỷ?, ở đó thiên nhiên tất phải đẹp, ở đó mặt người trong cũng rảnh rang, đó là sự liên lạc giữa Đất và Người?? Những người đẹp thời nay của Tuyên Quang, nếu ai không đủ bút lực để tả hết vẻ kiều diễn của họ thì cũng phải thốt lên rằng trông mặt họ quả là rảnh rang thật. Dĩ nhiên số người đẹp được biết mặt chỉ biết tên ở Tuyên, chưa nói lên gì nhiều bởi cái đẹp không hẳn đồng nghĩa với sự nổi tiếng, với những nghề nghiệp được diện kiến quảng đại công chúng. Phải một lần ngược Tuyên, sáng thứ hai hàng tuần chịu khó đứng trước cổng trường PTTH Tân Trào, trường Chuyên gào giờ đến lớp hoặc tan trường, mới thấy thế nào là cảm giác hoa mắt, chóng mặt thực sự. Hàng ngàn áo dài bó chặt lấy những đường cong nảy tung khoẻ khoắn, lượn xuống ôm ghì vòng eo gọn gàng, ta áo xổ bay lơi trong gió. Đi trong những ngõ nhỏ trong thành cổ nhà Mạc, lướt dọc hàng quán đông đúc dọc chợ Tam Cờ, có thể bắt gặp ở một cô bé bán rau, một phụ nữ hối hả đèo con nhỏ đến trường, một chị hàng thịt đang vung tay thoăn thoắt? dăm ba nét kiều diễm đặc trưng. Ấn tượng nhất trên rất rất nhiều gương mặt trái xoan là những đôi mắt đen thẳm, sống mũi dọc dừa và làn da thao thiết như nước sông Lô.

Nhưng sự im hơi lặng tiếng một thời gian dài cảu người đẹp Tuyên Quang trong các cuộc thi sắc đẹp, đã khiến không ít người rầu lòng và đặt câu hỏi: Phải chăng, giống như bóng đá, thời kỳ ?ophong độ đỉnh cao? của nhan sắc Tuyên Quang đã qua đi? Gần 10 năm kề từ ngày Tô Hương Lan mang về niềm hy cọng những vụ mùa bội thu liên tiếp trên cánh đồng mỹ nữ, vùng đất này chưa có một tin vui tương tự, dù các vòng thi hoa hậy, đây đó vẫn thấy gái Tuyên. Cũng phải mấy năm rồi Tuyên không tổ chức thi người đẹp như thường lệ. Sao vậy? Họ đã nản lòng vì Tuyên Quang thực sự mất mùa người đẹp?

Đem những câu hỏi ấy ?ocăn vặn? một người có nhiều ?oân oán? với các cuộc thi người đẹp xứ này- cựu Bí thư tỉnh đoàn Tuyên Quang Nông Hải Việt, thì nhận được câu trả lời nhẹ bẫng: ?oMấy năm chúng tôi không tổ chức thu ?o Người đẹp Thành Tuyên? và ?oNgười đẹp Tuyên Quang? là vì lý do đơn giản: Lụt! Con sông Lô mùa khô hiền hoà là thế, sau những cơn mưa lớn chốn thượng nguồn, đột ngột làm mình làm mẩy dâng nước. Ở Tuyên, không năm nào là không lụt. Năm trước đã tổ chức xong phần đăng ký dự thi thì nước về. Cả tỉnh chạy lũ, sùi sụt lo cơm áo gạo tiền. Nếu cứ cố tổ chức, thì cũng có thể chọn được ?ohoa? nhưng chắc chắn sẽ có không có ?ohậu?. Từ năm 1998 đến nay (5 năm) chưa có cuộc thi người đẹp nào được tổ chức ở Tuyên.

Biết thế, nhưng rõ ràng ai cũng hiểu rằng, chuyện được mùa, mất mùa nhan sắc chảng liên quan gì nhiều đến việc không tổ chức được những cuộc thu người đẹp ở Tuyên. Một cán bộ đoàn ở Tuyên Quang ngậm ngùi: ?oThấy Hải Phòng họ giật nhiều giải cũng hơi buồn. Qua những cuộc thi vẫn có thể thấy nét đặc sắc của gái Tuyên là khuôn mặt tuyệt đẹp, đậm đặc nét Đông phương và làn da trắng như trứng gà bóc. Chỉ có điều cuộc sống ở một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn là một trở lực cho chỉ số chiều cao của các người đẹp- chỉ số càng ngày càng được đặt lên hàng đầu. Tuyên, anh đi ra đường cũng có thể gặp nhiều khuôn trăng như Đức Mẹ, nhưng phần lớn họ chỉ cao khoảng 1,57- 1,60m. Thế là không đủ tiêu chuẩn, không thể sánh với con gái đô thị lớn. Một điều nữa là ở Tuyên cũng chưa có một trung tâm thể dục thẩm mỹ- làm đẹp đoàng hoàng nào cho các em tập dượt đường lên vinh quang. Thấy vô số những trung tâm đào tạo người đẹp ở Hải Phòng mà tủi cho mình?.

Triền sông Lô vẫn đẹp, chảy hiền hoà qua lòng xứ Tuyên. Nước sông Lô vẫn xanh trong, mát rượi. Vậy tại sao thưa vắng tên người đẹp đất này trong các cuộc đua sắc? Đem câu hỏi hóc búa ấy đến khu tập thể B8A Kim Liên- Hà Nội, chúng tôi được nhà sử học nổi tiếng, GS Trần Quốc Vượng, dành cho cả một buổi sáng để nói những điều ông đã nghiên cứu và chiêm nghiệm về nhan sắc.

* Á hậu (thứ hai) toàn quốc 1992 Nguyễn Minh Phương. Ảnh: Nguyễn Minh Phương cung cấp
KỲ CUỐI: THẾ ĐẤT VƯỢNG MỸ NHÂN?

GS. Trần Quốc Vượng nói: ?oNhiều người hễ cứ nghe đến thuyết phong thuỷ là nói ngay rằng đó là mê tín, dị đoan, tôi có một kinh nghiệm nghiệm sinh là khi trường ĐH Tổng hợp của tôi đi sơ tán lên chân núi Tam Đảo. Cũng cùng ăn uống, sinh hoạt như nhau, nhưng tại sao nữ sinh phây phây ra còn cánh nam giới càng héo hắt đi. Hiện tượng này nếu thử lý giải theo quy luật âm dương ngũ hành thì lại được. Miền núi (và những thứ trồi lên) thuộc Dương, nên phụ nữ vùng đó, dù phải làm nương rẫy cả ngày vẫn trắng trẻo, tươi tốt. Còn miền biển (và nơi lõm xuống) thuộc Âm thì đàn ông ở đó lại khoẻ khoắn, phong trần, cuốn hút. Tôi lấy ví dụ: người ta vẫn nhắc đến câu: ?oGái Liễu Mai, trai làng Vân?. Tại sao con gái ở một địa danh thuộc huyện Đảo Vân Đồn- Quảng Ninh này lại đẹp? Làng đó cũng ở dưới chân biển- cảng Vân Đồn. Con người ta không thể nào sống ngoài môi trường, chính vì vậy đây cũng là một yếu tố tác động đến nhan sắc?.

?oNhưng như thế giải thích tại sao cùng là miền núi cả, mà tỉ lệ người đẹp ở các tỉnh khác không cao bằng Tuyên Quang??. ?oCó những bí ẩn mà chúng ta không bao giờ khám phá hết. Trong cuộc sống, cái chưa biết bao giờ cũng nhiều hơn cái đã biết. Với lại ngoài cái chung, cũng có những trường hợp cá biệt. Ví dụ: ?oTrai Cầu Vồng, Yên Thế, gái Nội Duệ, Cầu Lim?. Con trai Cầu Vồng, Yên Thế, tuy ở vùng núi nhưng đấy là đất khẩn hoang, họ phải mạnh mẽ, bạo liệt mới ?otrị? được hoàn cảnh. Gái Nội Duệ, Cầu Lim thì đúng rồi, họ ở chân đồi Lim, núi Tiêu mà.

?oXin trở lại câu hỏi: Vì sao chỉ có gái Tuyên đẹp, thưa GS??. ?oVề vấn đề này thì chúgn ta lại phải có những lý giải khác. Có câu: ?oCon gái Sơn Tây yếm thủng tày dần, răng đen hạt mít, má hồng trôn niêu?. Đến bây giờ, theo tôi, con gái Sơn Tây vẫn không đẹp. Tuy ở vùng núi nhưng đất đai ở đó quá bạc màu, đá ong trơ khấc, đến cây cối cũng cằn cỗi, thì con người cũng khó mà xinh xắn.

Theo tôi, một trong những lý giải nữa có cơ sở khoa học là dựa vào yếu tổ vi lượng.

Khi còn sống, dược sĩ cao cấp Thẩm Hoàng Tín (đã có thời làm Thị trưởng Hà Nội) cứ thắc mắc mãi về chuyện tạo sao cây rau húng trồng ở Láng (Hà Nội) thì thành? húng, còn trồng ở chỗ khác thì thành? bạc hà. Có một hôm ông đến tận nhà tôi khoe rằng ông đã nghiên cứu thành phần đất ở Láng và phát hiện nó có yếu tố vi lượng khác với đất ở một số nơi khác. Đối với con người cũng vậy, tôi cho rằng vi lượng có ảnh hưởng đến cả hình thức và tâm tính của con người. Vi lượng là một yếu tố trong cái chung mà người ta gọi là thổ nghi. Ở Thanh Hoá, chỉ có một số vùng thuộc Hoằng Hoá, có phụ nữ đẹp. Tại sao vậy? Lý giải theo yếu tố thổ nghi thì nó cũng giống như chuyện hai làng cạnh nhau nhưng tiếng nói khác nhau hoàn toàn.

Giáo sư Trần Quốc Vượng là một người rất yêu cái đẹp. Hơn thế nữa, ông lại có những lý giải về ngọn nguồn nhan sắc. Ông cho rằng: Có thế đất vượng mỹ nhân, và Tuyên Quang là một thí dụ điển hình.

Sinh thời cụ Nguyễn Đăng Nguyên đã nhận xét những phụ nữ ỏ Việt Bắc rất đẹp, trắng trẻo mặc dù cũng dầm mưa dãi nắng quanh năm. Nói chung là môi trường miền núi trong sạch và rất dưỡng khí cho phụ nữ.

Một nguyên nhân khác khiến Tuyên nhiều gái đẹp có liên quan tới việc lánh nạn của nhà Mạc (dân gian gọi là nhà Bầu). Trong thời gian chiến tranh, đã có lúc nhà Mạc kép bầu đoàn thê tử, cung tần mỹ nữ chạy lên đây. Những người này sinh con đẻ cái thì đương nhiên con cái họ cũng đẹp.

Tuyên Quang còn một ?omay mắn? nữa: đó là nơi gặp nhua của nhiều dòng người đến từ nhiều địa phương, nhiều dân tộc. Lý thuyết về tính ưu việt của người lai đã được chứng minh, đặc biệt là về nhan sắc. Đa nguồn thì bao giờ cũng tạo nên sự phong phú đa dạng. Đợt tôi lên khảo cổ trước khi làm thuỷ điện Nà Hang, thấy có rất nhiều dấu ấn, di tích của văn hoá Kinh. Ngay từ thời Lý, có một chế độ gả các công chúa cho các thủ lĩnh miền núi trong đó có Tuyên Quang. Trài tài gái sắc gặp nhau, con cái lai làm gì chẳng đẹp. Thêm nữa, thời kỳ chống Pháp, Tuyên là thủ đô kháng chiến, nhiều cán bộ chiến sĩ ở tất cả các địa phương đã lập gia đình và ở lại đây sinh sống. Tôi nhớ hồi xưa, khi giảng bài cho chúng tôi, GS Trần Văn Giàu nói: ?oCác cậu sau này vào miền Tây mà xem, con gái đầu gà đít vịt đẹp lắm?. Mãi sau này tôi đi dự một hội nghị quốc tế bàn về bản sắc văn hoá ở Cần Thơ, mới thấy con gái ở đây đẹp thật, đàn ông thì to khoẻ. Cần Thơ là nơi giao lưu văn hoá Kinh, Khơ- me, Hoa. Hoá ra câu nói vui của thày Giàu đầu gà đít vịt chính là muốn nói đến yếu tố lai nhiều dòng máu của dân miền Tây.

Bắc Ninh ngày trước cũng có tiếng là nhiều người đẹp. Cũng đúng thôi, suốt từ đầu công nguyên đến thế kỷ VI, VII nơi đây- đất Kinh Bắc- là trung tâm văn hoá, đô hội lớn, nên cũng có sự hoà trộn của nhiều dòng máu, nhất là có cả người Hoa (Thuận Thành còn lăng mộ Sĩ Nhiếp), người Ấn? (đi theo các nhà sư Ấn Độ?). Nhiều vùng ở vùng Trung cũng vậy, con gái có vóc dáng cao, thanh thoát. Khảo cổ ở những vùng này cho thấy từ xa xưa nơi đây đã có nhiều dấu chân của người Ba Tư, Ả Rập, Chăm,?

?oThưa GS, đã có trường hợp vùng đất nào đã từng nổi tiếng có nhiều gái đẹp, nhưng sau đó lại mất mùa nhan sắc??. ?oKhông có. Chỉ có quan niệm về cái đẹp thay đổi thay theo từng thời kỳ thôi. Những vùng vượng khí Dương thì con gái ít nhất cũng đẹp ở một chi tiết nào đó. Ngày trước, quan niệm về gái đẹp có nhiều điểm khác bây giờ, chủ yếu là tập trung vào khuôn mặt. Con gái Bắc Ninh có tiếng là đẹp (Những cô hàng xén răng đen/ Cười như mùa thu toả nắng- thơ Hoàng Nhuận Cầm) bởi vì khuôn mặt đẹp, mắt liếc lúng liếng, đầu chít khăn mỏ quạ duyên dáng; vì họ có dáng thắt lưng ong (hay mặc áo tứ thân, thắt đai ngang eo lưng). Ngày nay đẹp là phải cao, chân dài, thanh thoát, thì con gái miền quan họ lại không có vóc dáng ấy.

Tôi xin nhắc lại rằng, cùng với sự thay đổi quan niệm về cái đẹp, thì điều kiện kinh tế và trình độ cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến nhan sắc, nhưng tôi chưa thấy vùng nào trước có gái đẹp mà sau lại mai một đi?.
* Người mẫu Thủy Hương - được nhạc sĩ Dương Thụ ca ngợi là người đàn bà đẹp nhất Việt Nam. Ảnh: Trần Huy Hoan ( Thủy Hương cung cấp)
Dăm chuyện bên lề Miền gái đẹp.

Chúng tôi trở lại Tuyên Quang sau 9 kỳ của ký sự ?~Miền gái đẹp- những tuyệt sắc trong huyền thoại và sự thật? đã lên mặt báo. Cũng chỉ có ý định đơn giản là muốn gặp lại những người đã giúp mình gợi lại một mảng đời khuất lắng sau cái ồn ã thường nhật, để cảm ơn và biếu họ tờ báo. Nhưng trước khi đi, chúng tôi nghe GS Trần Quốc Vượng khẳng định: ?oMình mới ở trên ấy về. Gái vẫn đẹp, chẳng thấy mất mùa gì sất?, nên chuyến đi lại mang thêm hàm ý nữa: thử đo xem sự ?ogiận dỗi? của người Tuyên đến đâu khi có kẻ dám bảo rằng nơi đây, chuyện miền gái đẹp chỉ còn là quá vãng.



Đã khuyết vắng thêm một mỹ nhân

Ngay khi đặt chân đến thị xã, người lái xe ôm đứng tuổi đã thông báo tin buồn về cái chết của Pắc Cú, khi chúng tôi đề nghị ông ta đưa đến nhà bà. Cơn bạo bệnh ngắn ngủi đã mnag bà đi ở tuổi ngoại năm mươi. Lần trước, người phụ nữ đẹp nổi tiếng nầy đã không cho chúng tôi một cơ hội tiếp xúc trực tiếp nào khám phá thân phận nhiều lý thú của đoá hoa đẹp. Vì thế khi ấy, mặc dù được nghe nhiều câu chuyện thật mà như giai thoại về bà thời trẻ (như chuyện vô số trai tráng ở cả vùng đó thường rủ nhau thàh từng tốp đi rìng Pắc Cú tắm suối, mong chiêm những thân hình tuyệt mĩ của bà?), nhưng biết và không muốn, chúng tôi chỉ viết về bà vài nét. Chính vì thế, một độc giả cao tuổi quê Tuyên Quang đang sinh sống tại Hà Nội gọi điện cho chúng tôi phàn nàn: ?oSao các cậu lại có thể sơ lược như thế về Pắc Cú. Sau thời Hạ Bảo Khuê, đấy là người đàn bà đẹp nhất?. Ông hàng nước đứng tuổi ở gần nhà Pắc Cú chép miệng: ?oĐến bây giờ bà ấy vẫn còn đẹp. Hồng nhan bạc mệnh!?. Có phải vậy không nhỉ? Một nhà thơ đã nói rằng: Cái đẹp là thứ trời cho, người hạnh phúc là ngườiđến lúc chết mà trời vẫn không nỡ lấy đi nhan sắc.



Cựu người mẫu châu Á phải ?" ?ogiấu mặt?

Quán cà phê Eagle của cự người mẫu Dương Thanh Chấn mà bài báo ?oHoa hậu Tuyên Quang trông xe bệnh viện và người mẫu châu Á bán cà phê? đã đề cập, vẫn vậy. Chỉ có một sự khác, đó là vóc dáng cô chủ quán. Chấn vừa sinh con trai. Những biến đổi cơ thể sau sinh nở cộng với niềm hạnh phúc đã? nâng chị lên gần 20 ký. Chị kề, sau khi người ta đọc rồi bàn tán vè bài báo, rất nhiều khách lạ đã đến quán với mục đích ngắm cô chủ và uống cà phê (chứ không ngược lại). Không thấy chị, họ hỏi phục vụ bàn rằng Dương Thanh Chấn ở đâu. Những lúc ấy, đang ở trong nhà, hoặc thậm chỉ ngồi ngay trước mặt khách nhưng chị phải dặn người nhà nói dối rằng mình đi xa vài tháng mới về. Chị giấu mặt, vì không muốn mọi người nhìn thấy mình khác với hiình ảnh nuột nà trên báo chí. Tôi bảo với Chấn rằng đó là biểu hiện của lòng tự tôn nhan sắc, chị gật đầu: ?oSẽ khong còn đẹp khi người ta quên mất mình đang đẹp. Một năm nữa các anh lại đây, Chấn lại gọn gàng. Lại đẹp. Thật đấy!?.



? Và bà cựu giám đốc bị ?onội soi?

Cựu GĐ thư viện tỉnh Đinh Liên Hương- người đẹp một thời, ?omắng? chúng tôi xa xả ngay khi gặp bà. Bà cười tươi và đưa ra lý do: ?oBài báo làm mình ?ođiêu đứng?. Buổi tối hôm báo ra, mình nhận được cú điện thoại của cô bạn mấy chục năm không gặp, gọi từ Huế ra, thế là biết mình lên báo. Mấy ngày trước, ra phường xem danh sách bầu cử HĐND, thấy mọi người quay lại ?onội soi? mình chằm chằm từ đầu đến chân, ngạc nhiên hỏi, họ trêu đùa: ?oCái anh cửa hàng trưởng hiệu sách Chiêm Hoá khi xưa giờ có còn ghen gió với người đẹp nữa không??. Chết nỗi là ông ấy đang sống ở một huyện bên cạnh thị xã, con trai lại đang là cán bộ ở phường. Đọc bài báo thấy mình nói như thế, không khéo lại giận. Chưa hết, mấy ông bạn già cùng thời nháy mắt đùa giả lả: ?oNgày xưa bọn tôi đều ?onghiện? chị. Có lúc thấy chị đi ngoài đường cứ đứng ở cửa nhà nhìn theo mãi?. Không ngờ về hưu rồi, già rồi mà lại? có tiếng, nhờ báo GĐ&XH?.



Nuối tiếc và hy vọng

Chị Nụ- chuyên viên văn hoá xã hội, văn phòng UBND tỉnh Tuyên Quang là người theo dõi ký sự ngay từ kỳ đầu tiên, khi gặp chúng tôi chỉ mời chén rượu và nói mấy câu: ?oBọn em làm công phu lắm. Vẫn nghe về chè Thái, gái Tuyên, nhưng những người ở lứa tuổi trên dưới 40 như chúng mình phần lớn không biết đất này lại có những mỹ nhân tuyệt sắc như Hạ Bảo Khuê, bà Bình đánh máy? Đọc và thấy nhân lên đôi chút tự hào. Đến kỳ ?oTuyên Quang đang mất mùa gái đẹp??, thì buồn quá, nhưng có lẽ đúng thật. Nhiều năm rồi, gái Tuyên không được đứng trên những bục cao tôn vinh nhan sắc?.

Người mẫu Dương Thanh Chấn cũng có nỗi buồn tương tự. Chị thở dài: ?oThời trước thì mình không biết, chứ lứa bọn mình: Thu Hà, Minh Phương, Tô Hương Lan, Thuỷ Hương,.. trông mê lắm, vừa có sắc lại vừa có hồn. Đứa nào đi đâu cũng sáng rực lên. Nay thưa vắng quá. Đúng là đang mất mùa nhan sắc! Chẳng biết là vì sao nữa?.

Bác Trungm sinh ra lớn lên ở Tuyên, đang sinh sống tại 9B, K3, Cầu Diễn- Hà Nội, là người từng tham gia viết lịch sử đảng bộ Hà Tuyên lại có cách giải thích riêng: ?oTheo tôi biết, tuyệt đại đa số các đền ở Tuyên đều thờ phụ nữ (mẫu, cô Mười, Minh Nương,..), có cả công chúa đẹp thời trước. Điều này có liên quan gì đến việc nơi đây vượng mỹ nhân? Còn tình trạng mất mùa mĩ nữ thì dễ lý giải: dường như đẹp, thông minh, giỏi giang đền muốn dứt áo ra đi cả. Cũng đúng thôi, quê nghèo khó níu được chân người đẹp.

Không ai giận cả khi chúng tôi nói rằng Tuyên Quang đang trong thời kỳ khủng hoảng mĩ nhân. Nhưng họ hy vọng điều GS Vượng nói là sự thật: Nếu thế đất này vượng mỹ nhân, thì Tuyên vẫn sẽ sản sinh ra nhiều người đẹp. Riêng nhiếp ảnh gia Hải Hà, khi gặp lại, đã nhắn nhủ chúng tôi một câu chí lí: ?oNày, các cậu đừng viết về gái đẹp nữa, thế đủ rồi. Tuyên còn nhiều đặc sản khác cũng mê hoặc lòng người không kém: cá Dầm xanh, cá Anh vũ, mận Hồng Thái,.. Đấy cũng là những cái Đẹp trời cho?. Vâng! Thưa nhà nhiếp ảnh suốt đời mê đắm cái Đẹp, chúng tôi sẽ trở lại và sẽ viết!